Với thời điểm hiện tại, việc kinh doanh trở nên thuận tiện và tối đa được chi phí thuê mặt bằng hơn bởi có sự xuất hiện của các phong cách thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh. Tuy nhiên, để có được không gian lý tưởng cho việc vừa kinh doanh vừa sinh sống thì cần phải có phương án phù hợp nhất.
- Đôi nét về thiết kế nhà phố kết hợp với kinh doanh
Thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh (hay còn gọi là shophouse) là 1 kiểu kiến trúc phổ biến hiện nay, đặc biệt phổ biến trong các khu đô thị lớn hoặc những vùng có mật độ dân cư cao. Mô hình này mang lại cơ hội cho gia chủ tận dụng tối đa diện tích sẵn có để sắp xếp không gian sinh hoạt gia đình và cơ hội kinh doanh, đồng thời giúp giảm chi phí đáng kể so với việc phải thuê mặt bằng ở những địa điểm khác.
Tuy nhiên, để tận dụng được những lợi ích này, quá trình thiết kế và xây dựng nhà phố kết hợp với kinh doanh cần được thực hiện một cách cân nhắc và kỹ lưỡng. Nếu không có sự tính toán đúng đắn, nó có thể trở thành một vấn đề đáng lo ngại, tạo ra sự bất tiện cho các thành viên trong gia đình.
- Lưu ý khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
2.1. Xác định mục đích và loại hình kinh doanh
Khi thiết kế xây dựng nhà phố kết hợp kinh doanh, điều đầu tiên cần làm là xác định rõ mục đích và loại hình kinh doanh bạn sẽ thực hiện. Loại hình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bố cục không gian, cách bố trí nội thất và các tiện ích cần thiết. Ví dụ, nếu bạn mở quán cà phê không gian cần thoáng đãng với lối thiết kế mở và khu vực ngồi thoải mái.
Ngược lại, khi bạn kinh doanh thời trang bạn cần thiết kế nhiều khu trưng bày sản phẩm, thử đồ và kho hàng. Xác định mục đích và loại hình kinh doanh giúp tối ưu hóa công năng sử dụng của ngôi nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
2.2. Xác định địa điểm và mặt tiền của căn nhà cho mô hình kinh doanh
Địa điểm và mặt tiền của căn nhà kết hợp với kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Một địa điểm thuận lợi, nằm ở khu vực đông đúc, dễ tiếp cận sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Mặt tiền căn nhà cần được thiết kế sao cho bắt mắt, gây ấn tượng mạnh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bảng hiệu, cửa ra vào và cửa sổ cần được bố trí hợp lý, tạo sự thông thoáng và dễ dàng quan sát từ bên ngoài. Đầu tư và thiết kế mặt tiền không chỉ giúp nâng cao giá trị thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
2.3. Tính thẩm mỹ cho căn nhà phố kết hợp với kinh doanh
Tính thẩm mỹ là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nội thất nhà phố hiện đại kết hợp với kinh doanh. Một không gian đẹp mắt, hài hòa về màu sắc và thiết kế sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến với cửa hàng của bạn.
Sử dụng những gam màu phù hợp với phong cách kinh doanh, kết hợp với các chi tiết trang trí tinh tế sẽ tạo nên một không gian ấn tượng và chuyên nghiệp. Nội thất cần được chọn lựa kỹ lưỡng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiện nghi trong sử dụng. Tính thẩm mỹ không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn tạo nên thương hiệu riêng cho cửa hàng của bạn.
2.4. Đảm bảo sự riêng tư cho căn nhà phố kết hợp với kinh doanh
Khi thiết kế kiến trúc nhà phố kết hợp kinh doanh, việc đảm bảo sự riêng tư cho không gian sống và không gian kinh doanh là một yếu tố quan trọng. Vì hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra có thể ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình, vì vậy sử dụng vách ngăn, rèm cửa hoặc thiết kế các lối đi riêng biệt để tách biệt không gian này.
Khu vực lễ tân tại tầng trệt
Đặc biệt, phòng ngủ và các khu vực sinh hoạt gia đình nên được bố trí ở tầng trên, tránh sự tiếp xúc trực tiếp với khu vực kinh doanh ở tầng trệt. Đồng thời, hãy xây dựng riêng nhà vệ sinh cho khách hàng nếu bạn kinh doanh quán ăn hay quán nước để tạo nên sự tiện lợi cho khách hàng và những thành viên trong gia đình. Sự riêng tư không chỉ tạo sự thoải mái cho gia đình mà còn giúp tăng hiệu quả làm việc và kinh doanh.
2.5. Đảm bảo an ninh cho căn nhà kết hợp với kinh doanh
Theo kinh nghiệm xây dựng nhà phố của các kiến trúc sư, việc đảm bảo an ninh là một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế thi công nhà phố kết hợp kinh doanh. Việc lắp đặt hệ thống an ninh như camera giám sát, khóa cửa an toàn và hệ thống báo động sẽ giúp bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như khách hàng.
Khu vực kinh doanh cần có cửa ra vào chắc chắn, dễ dàng kiểm soát người ra vào. Đặc biệt, khu vực để xe của khách hàng và gia đình cần được thiết kế hợp lý, an toàn. Đảm bảo an ninh không chỉ giúp bảo vệ tài sản mà còn tạo sự yên tâm cho khách hàng khi đến mua sắm.
- Dự án nhà phố Lê Văn Thịnh kết hợp kinh doanh
Cảm hứng thiết kế từ mỗi công trình luôn xuất phát từ mong muốn của gia chủ về một không gian sống thoải mái thể hiện đúng phong cách sống của chủ nhà. Có thể sẽ là một dự án gần gũi với thiên nhiên, một ngôi nhà có thiết kế riêng biệt hay một ngôi nhà có màu sắc nổi bật. Quan trọng nhất vẫn là cảm giác thoải mái trong chính không gian sống của mình.
Với chiều dài gần 9m, các KTS được thỏa sức sáng tạo để tôn lên vẻ đẹp của công trình, đáp ứng nhu cầu của gia chủ. Dự án này, được KTS của COMPA thiết kế theo phong cách hiện đại, với gam màu kem kết hợp màu xám ấn tượng cùng những đường nét thanh mảnh, tinh tế mang đến cảm giác rộng rãi và thoáng mát cho không gian sống.
Khu vực nấu nướng và bàn ăn
Có lẽ bài toán khó nhất trong dự án này chính là làm sao để khu vực kinh doanh tại tầng trệt và các tầng còn lại hài hòa, không ảnh hưởng đến nhau vì vậy việc bố trí khu vực giữa các tầng là cực kỳ quan trọng.
Tầng trệt của ngôi nhà được gia chủ dùng để phục vụ cho việc kinh doanh.
Phòng bếp cho gia chủ thoải mái nấu nướng được đặt trên tầng
Ở tầng 1 là phòng khách và bếp ăn được thiết kế thông với nhau, tối ưu hóa không gian sống, tạo cảm giác gần gũi, kết nối cho cả gia đình.
Phòng ngủ được đặt riêng trên tầng
Phòng ngủ được đặt ở tầng 2, cảm giác riêng tư là rất cần thiết dành cho không gian này, nên được đặt ở trên cùng của căn nhà, tránh ảnh hưởng từ việc kinh doanh.
Nhà vệ sinh riêng trên tầng
Trên đây là hình ảnh 3D của dự án nhà phố Lê Văn Thịnh kết hợp với mô hình kinh doanh được COMPA thiết kế cho gia chủ tại quận 2.