Xây nhà phần thô là quá trình thi công phần khung của một ngôi nhà. Bao gồm: móng, cột, dầm, sàn, kết cấu chịu lực công trình, mái bê tông, cầu thang đã đổ bản và xây bậc, hệ thống tường bao che và ngăn chia. Ngôi nhà sau khi xây dựng các hạng mục trên được gọi là ngôi nhà thô.
Tùy vào mỗi công ty xây dựng hoặc mỗi dự án sẽ có một vài điểm khác nhau trong các hạng mục thi công phần thô và định nghĩa ngôi nhà thô. Chủ đầu tư trong quá trình tìm hiểu và so sánh giữa các đơn vị.
COMPA có các gói xây dựng phần thô như sau: Xây dựng Phần thô Tiết kiệm, Xây dựng Phần thô Tiêu chuẩn, Xây dựng phần thô Nâng cao.
Trước tiên, cùng COMPA tìm hiểu sơ lược về xây dựng phần thô nhé
1. Thế nào là xây dựng nhà phần thô?
Với nhiều khách hàng, thuật ngữ xây dựng phần thô đã không còn quá xa lạ, nhưng đối với một số người lại khác. Xây dựng nhà thô là việc chủ nhà khoán toàn bộ công trình cho nhà thầu, bắt đầu từ bước thi công tới cung cấp nhân công xây dựng, lắp đặt điện nước cũng như thiết kế nội thất, kiến trúc ngôi nhà.
Phần thô được xem là phần quan trọng nhất của một ngôi nhà vì nó là tiền đề cho các công đoạn thi công sau này. Chính vì thế cần phải tính toán, kiểm soát thật kỹ lưỡng trong quá trình thực hiện. Phần thô càng chắc, càng chuẩn xác thì các công đoạn phía sau càng dễ dàng thực hiện, tiết kiệm được thời gian và chi phí xây dựng.
2. Trước khi xây dựng phần thô cần chuẩn bị những gì?
2.1. Các bước ký hợp đồng sơ bộ
Tiếp nhận yêu cầu và Tư vấn:
- Bộ phận kinh doanh tiếp nhận yêu cầu ban đầu của khách hàng thông qua các kênh mà khách hàng liên hệ.
- Tư vấn sơ bộ cho khách hàng các thông tin ban đầu về phong cách thiết kế, bố trí không gian tối ưu, lựa chọn vật liệu thiết bị phụ kiện phù hợp với mong muốn của chủ nhà cũng như tình hình tài chính, quy trình làm việc, điều khoản hợp đồng,... nhằm giúp chủ đầu tư có các quyết định chính xác ngay từ ban đầu.
- Bộ phận thiết kế đưa ra phương án thiết kế sơ bộ và ước tính chi phí theo nhu cầu của khách hàng.
- Bộ phận kinh doanh: Hẹn địa điểm và thời gian để gặp khách hàng và trao đổi trực tiếp, chốt phương án thiết kế và dịch vụ sử dụng.
Hợp đồng thiết kế:
- Bộ phận kinh doanh trao đổi và làm hợp đồng thiết kế chuẩn với khách hàng dựa trên đơn giá đã niêm yết, tiến độ theo hạng mục. Đơn giá sẽ thay đổi theo yêu cầu thiết kế mới hay thiết kế cải tạo, thiết kế phong cách hiện đại hay cổ điển, diện tích chính xác là bao nhiêu… và theo chính sách khách hàng của Công ty.
- Ký hợp đồng thiết kế: Hợp đồng có dấu đỏ và chữ ký người đại diện
- Thanh toán tạm ứng lần 1 là …% giá trị hợp đồng (Bao gồm cả tiền đặt cọc) để nhận bản phương án mặt bằng cuối (thủ tục này sẽ bỏ qua với các Hợp đồng thiết kế nhỏ)
- Chuyển khoản đặt cọc thiết kế qua Tài khoản: (Nếu yêu cầu xuất hóa đơn)
2.2. Giấy phép thi công xây dựng
Thủ tục xin giấy phép xây dựng phần thô gồm những gì? Xin ở đâu?
Để xin giấy phép xây dựng bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất/nhà: Đây có thể là sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ tương đương khác.
- Bản vẽ thiết kế công trình: Bạn cần có bản vẽ chi tiết về công trình dự định xây dựng, bao gồm các thông số kỹ thuật, mặt bằng, mặt cắt,...
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân: Bản sao y công chứng.
Hồ sơ xin phép xây dựng được nộp tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi có đất xây dựng. Thời gian xử lý hồ sơ là 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Những yếu tố quyết định đến chi phí xây dựng phần thô
Cũng như thi công một ngôi nhà hoàn thiện thì chi phí xây dựng phần thô cũng được quyết định bởi nhiều yếu tố như diện tích xây dựng, nhân công, chất lượng nguyên vật liệu,...
3.1. Diện tích thi công
Diện tích thi công sẽ khác với diện tích ngôi nhà. Bởi diện tích thi công sẽ bao gồm phần móng, tầng trệt, các tầng lầu, mái nhà,... Diện tích thi công càng lớn thì đơn giá xây dựng sẽ càng thấp.
3.2. Nhân công xây dựng
Chi phí nhân công sẽ ảnh hưởng đến 1 phần không nhỏ tổng chi phí xây dựng của một căn nhà. Chi phí nhân công được đánh giá qua nhiều yếu tố khác nhau như khu vực thi công là thành phố hay nông thôn, trình độ tay nghề, độ phức tạp của công trình, yêu cầu tiến độ thi công của chủ đầu tư,...
3.3. Địa chất nền đất ảnh hưởng đến các loại móng
Hầu như tất cả chúng ta đều mong muốn ngôi nhà được xây dựng trên nền đất cứng. Vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian sử dụng ngôi nhà cũng như mang yếu tố phong thủy. Tuy nhiên, không phải cũng có thể lựa chọn những khu đất phù hợp, nhiều trường hợp phải xây dựng trên nền đất yếu, những khu đất trũng thấp hoặc trước đây là ao hồ.
4. Báo giá chi phí xây dựng phần thô mới nhất 2024
4.1. Báo giá Xây dựng Phần thô Tiết kiệm
4.2. Báo giá Xây dựng Phần thô Tiêu chuẩn
4.3. Báo giá Xây dựng Phần thô Nâng cao