NHỮNG LƯU Ý ''VÀNG'' TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở MÀ GIA CHỦ CẦN NẮM

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG COMPA CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG COMPA

NHỮNG LƯU Ý ''VÀNG'' TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở MÀ GIA CHỦ CẦN NẮM

Ngày đăng: 23/02/2024 10:24 AM

1. Bàn bạc với các thành viên trong gia đình

Nếu bạn xây nhà riêng cho mình thì không thành vấn đề. Còn nếu bạn xây nhà cho cả gia đình thì bạn nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được nhu cầu cho từng không gian riêng, chung như thế nào cho hợp lý.

2. Xem tuổi và chọn hướng nhà theo phong thủy

 Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời – Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.

Trước khi xây nhà nên xem tuổi và hướng nhà theo Phong thủy.

Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời – Đất và chia ra 8 hướng chính).

 Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.

3. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh khi xây nhà

Để có thể tính toán chính xác kinh phí làm nhà, bạn cần phải nắm rõ các mục cần chi, từ việc mua đất, giá cả vật liệu xây dựng, tiền công, trang trí nội thất… Khi tiến hành làm nhà, bạn phải bám sát theo kế hoạch ban đầu để tránh phát sinh thêm nhiều chi phí.

 

 

Trên thực tế, dù có tính toán kỹ đến đâu thì khi xây nhà, ít nhiều bạn vẫn sẽ bị phát sinh thêm chi phí. Vì thế, bạn nên dự trù thêm từ 10 - 30% kinh phí để nếu như có phát sinh thêm thì bạn vẫn có đủ tiền để chi trả.

4. Nắm rõ quy trình xây dựng nhà ở

Việc nắm rõ quy trình xây dựng nhà ở sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối về pháp luật, chi phí phát sinh, tiến độ thi công hay chất lượng về kết cấu nhà ở… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các quy định về xây nhà ở dân dụng, quy định về thi công hay giấy phép xây dựng nhà ở… để tránh các rắc rối liên quan đến pháp luật.

5. Thiết kế bản vẽ chi tiết cho căn nhà

Để thiết kế bản vẽ chi tiết cho căn nhà, bạn cần tìm tới các kiến trúc sư hoặc các đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất chuyên nghiệp để họ đưa ra cho bạn những tư vấn về cấu trúc bài bản một ngôi nhà cũng như có những giải pháp tốt nhất nhằm mang lại một không gian sống tiện nghi, phù hợp cho gia đình bạn.

Bản vẽ mặt bằng bố trí nội thất

Ngoài ra, việc này còn giúp bạn có được sự thuận lợi khi tiến hành xây dựng nhằm tránh những sai lầm hay thiếu sót trong quá trình thi công nhà.

6. Lựa chọn nhà thầu xây dựng

Lựa chọn nhà thầu xây dựng là một việc hết sức quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng và kiến trúc công trình nhà ở của bạn. Vì thế, bạn nên tham khảo từ người thân, bạn bè đã xây nhà để tìm được nhà thầu uy tín, có năng lực và giàu kinh nghiệm.

Khi chọn được nhà thầu, bạn nên làm hợp đồng ghi rõ mọi điều khoản, thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của mình nếu có phát sinh mâu thuẫn. Một đó điều khoản, thỏa thuận nên có trong hợp đồng như: khoán từng phần hay khoán toàn bộ, tính toán riêng tiền vật liệu/nhân công…

7. Tìm hiểu giá cả vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là một yếu tố quan trọng mang đến sự bền vững và giá trị thẩm mỹ cho công trình nhà ở của bạn. Các vật liệu xây dựng dù là cơ bản như gạch, cát, xi măng, sắt, thép,…cũng đều cần phải lựa chọn một cách cẩn thận.

Tốt nhất bạn cũng nên tham khảo giá cả ở nhiều đại lý xây dựng khác nhau để chọn được nơi mua uy tín, chất lượng cùng mức giá hợp lý nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét chọn mua vật liệu ở những cửa hàng hoặc đại lý gần nhà để thuận tiện cho việc vận chuyển.

8. Chọn mùa thích hợp để xây nhà

Việc chọn mùa nào để xây nhà cũng khá quan trọng các gia chủ cần lưu ý. Nhiều gia chủ nghĩ rằng xây nhà vào mùa khô sẽ tốt hơn mùa mưa. Tuy nhiên thực tế, mùa khô có thể giúp việc đổ bê tông nhanh khô và tiến độ thi công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu thì đổ bê tông vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không được bảo quản tốt.

Theo kinh nghiệm từ các kiến trúc sư, xây nhà vào mùa mưa sẽ đem lại chất lượng thi công tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, bê tông khi đổ vào mùa mưa sẽ ít bị giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm hơn. Nhưng mùa mưa cũng có nhược điểm đó là chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm, thời gian thi công cũng lâu hơn do trời mưa khiến công việc bị gián đoạn.

Vì vậy trước khi tiến hành xây dựng, chủ nhà nên cân nhắc ưu nhược điểm của từng dạng thời tiết mà đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Và hơn nữa, khi đã hiểu rõ được những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình thi công thì bạn cũng sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và đưa ra phương án dự phòng.

9. Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý

Để được phép tiến hành xây dựng nhà ở, bạn cần phải tuân thủ theo đúng cac quy định của pháp luật cũng như đảm bảo được đầy đủ các điều kiện xây dựng hợp pháp. Cụ thể như:

  • Diện tích đất mà bạn chuẩn bị xây dựng phải được công nhận về mặt pháp lý, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Phải có giấy phép xây dựng do chính quyền địa phương nơi mà bạn tiến hành thi công nhà cấp phép. Cần lưu ý rằng, việc xin giấy phép xây dựng sẽ mất một khoảng thời gian từ 20 ngày đến 1 tháng. Do vậy bạn cần sắp xếp thời gian sao cho thật hợp lý để đảm bảo có được giấy phép trước ngày khởi công công trình.
  • Có đầy đủ hồ sơ thiết kế, bản vẽ xin phép xây dựng của đơn vị tư vấn thiết kế công trình.

10. Nắm rõ các thủ tục trong lễ động thổ

Trước khi tiến hành xây dựng nhà ở, bạn nên chọn ngày giờ hoàng đạo hợp với tuổi của mình để làm lễ động thổ, xin phép thần linh làm nhà. Tùy theo tập tục ở từng địa phương mà bạn lựa chọn vật phẩm cúng sao cho phù hợp.

 

Sau khi làm lễ phong, bạn tự mình cuốc 5-7 nhát về hướng làm nhà để báo báo với Thổ thần xin được động thổ. Tiếp đến mới để nhân công tiến hành xây dựng nhà ở.

Nếu bạn mượn tuổi của người khác để làm nhà, thì người cho mượn tuổi sẽ thay bạn làm mọi thủ tục trong lễ động thổ. Bạn không nên có mặt khi người cho mượn tuổi đang thực hiện nghi lễ.

 

 

 

Tin tức nổi bật